Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Sàm sỡ ôsin "nhẹ tội" hơn viên chức!Bà Võ Xuân Loan, từng là giám đốc một công ty cung ứng cần lao giúp việc gia đình, cho biết không ít người giúp việc bị QRTD

benh viem xoang,viem mui di ung

Bà đã từng can thiệp giải quyết cho nhân viên nhưng khó đủ bề. “Ông chủ sàm sỡ, người giúp việc méc, bà chủ không tin. Nếu bà chủ có tin cũng không đứng về phía người làm, thường đuổi người làm để trừ hậu họa. Họ có trăm ngàn lý do để đuổi. Bị lạm dụng nhiều nhưng một số chị em nhà nghèo ở quê đi giúp việc thường chọn giải pháp im lặng nghỉ việc, quá lắm thì ông chủ dấm dúi cho tiền rồi cũng thôi. Tôi biết có trường hợp con ông bà chủ thuộc loại cậu ấm, đưa bạn bè về nhà ăn chơi, thường xuyên chọc ghẹo, QRTD người làm. Người thấp cổ bé miệng không dám kiện nên giải pháp tốt nhất là bỏ việc”.

Phân biệt đối xử
Gần 10% bị QRTD, đề nghị quan hệ hoặc ép quan hệ tình dục. Đó là con số thống kê từ kết quả nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới thực hiện trong năm 2011 trên 600 lao động giúp việc tại nhà. Có tới 50% số lao động nghĩ đây là việc làm thời vụ và 100% số lao động đi giúp việc không coi đây là công việc; đa phần họ không có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội…

Để bảo đảm quyền lợi của người giúp việc, dự thảo nghị định nêu trên đã dành hẳn một điều riêng (Điều 125) điều chỉnh cho hành vi vi phạm những quy định giúp việc gia đình. Thế nhưng dự thảo lại nêu mức phạt cho hành vi QRTD với người giúp việc gia đình chỉ 5-10 triệu đồng, trong khi hành vi này thực hiện tại công sở thì bị phạt đến 75 triệu đồng. Theo các chuyên gia lao động thì tỉ lệ QRTD với người giúp việc gia đình nhiều hơn là những người làm ở nơi công sở.

“Tôi không hiểu sao lại có sự chênh lệch như vậy trong khi nếu bị QRTD, người giúp việc ở gia đình thường khó thoát thân hơn là người ở công sở. Trình độ học vấn của họ cũng thấp hơn nên việc đối phó với hành vi này cũng vất vả hơn” - ông Huỳnh Nhân nói.

Còn theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, quy định như vậy vô tình pháp luật đã hạ thấp phẩm giá của người giúp việc. “Có thể cho rằng công sở là văn hóa doanh nghiệp, văn hóa cộng đồng nên cần phạt nặng để bảo vệ môi trường làm việc chung. Tuy nhiên, theo tôi, ban soạn thảo đã đưa phạm trù đạo đức vào quan hệ lao động thì cần phải đưa ra mức phạt như nhau”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét